Việc chải răng quá mạnh, dùng răng như 1 dụng cụ gia đình hay coi các biểu hiện khác thường trong miệng là chuyện nhỏ… đều gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng.
1. Dùng lực mạnh để đánh răng
Sử dụng bàn chải có lông cứng dễ gây tổn thương cho răng và lợi nhưng dùng lực mạnh để đánh răng cũng gây hại không kém.
2. Dùng kem đánh răng không phù hợp
Một số loại kem đánh răng, đặc biệt là những loại chuyên dùng để “loại bỏ cao răng” rất dễ làm mòn răng.
Và cũng nên suy nghĩ kỹ trước khi dùng các sản phẩm làm trắng răng vì dù thế nào nó cũng làm yếu men răng ở 1 mức độ nào đó.
3. Không đánh răng sau khi ăn
Chỉ sau nửa tiếng, vi khuẩn sẽ sinh sôi trong các thực phẩm giắt nơi kẽ răng.Nếu sau bữa ăn không đánh răng vệ sinh răng sạch sẽ dễ hình thành sâu răng, phá hủy men răng, bệnh nướu răng.
4. Dùng bàn chải không tốt
Không nên dùng bàn chải cứng và quá cũ dễ gây tổn thương cho răng và miệng, nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần.
5. Xỉa răng quá nhiều và quá lâu
Làm rộng các kẽ răng, làm thức ăn dễ bị mắc lại sau ăn và gây tổn thương lợi.
6. Dùng răng như một “công cụ”
Ăn đồ quá nóng, quá lạnh, dùng răng cắn mạnh vào vật cứng… có thể làm ê răng, hỏng lớp men răng và tủy răng.
7. Bỏ qua các vấn đề răng miệng
Chảy máu chân răng và hơi thở có mùi là dấu hiệu của bệnh nướu răng và đều cần được đi khám.
8. Không khám răng và làm sạch cao răng định kỳ
khám răng định kỳ giúp phát hiện ra những vấn đề về răng miệng để điều trị kịp thời. Bạn có thể mỗi năm 2 lần đi khám nha khoa để kiểm tra răng miệng và lấy sạch cao răng. Như vậy sẽ giúp phòng chống được các bệnh viêm lợi và viêm quanh răng.
9. Không trám răng sâu
Khi bị sâu răng nên đến nha sĩ trám hoặc nhổ răng nếu cần thiết, điều này giúp bảo vệ hàm răng và chống lại nguy cơ răng bị lung lay, rụng răng.
Theo 24h