Khi bé mọc răng?
Thực ra răng đã được hình thành ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ dưới dạng các nụ nhỏ. Trong quá trình mang thai, những chiếc nụ này sẽ bắt đầu nhô ra khỏi nướu trong vòng 5 tháng và phát triển thành thành răng sữa trong 2 tháng tiếp theo.
Theo chuyên gia,“việc mọc răng sớm hay trễ không ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của trẻ bởi vì có một vài đứa trẻ đã có răng ngay từ khi mới sinh. Ví dụ điển hình là Napoleon, cậu bé chào đời cùng lúc với cả hàm răng sáng bóng!”
Răng hoạt động như thế nào?
Mỗi đứa trẻ có một quá trình mọc răng khác nhau nhưng chung quy thường trải qua 4 giai đoạn:
- Từ 6 đến 12 tháng: mọc răng cửa
- Từ 12 đến 18 tháng: 4 răng hàm đầu tiên
- Từ 18 đến 24 tháng: mọc 4 răng nanh
- Từ 24 đến 30 tháng: 4 răng nanh cuối cùng
Hàm răng của người trưởng thành thường có đủ 32 cái răng. Từ 20 răng sữa lúc ban đầu, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng trưởng thành từ 6 cho đến 12 tuổi. Quá trình kết hợp và thay thế giữa răng và răng sữa trong giai đoạn niên thiếu được gọi là “bộ răng sữa”.
Răng sữa dùng để làm gì?
Thật ra, răng sữa có chức năng rất quan trọng trong việc tạo lỗ chân răng và chỉnh hàm cho răng trưởng thành dễ dàng mọc lên thay thế. Do đó nếu răng sữa không được chăm sóc đúng cách có thể sẽ ảnh hưởng tới răng trưởng thành.
Tại sao chúng ta lại có tới 2 bộ răng?
Ngoài chó và ngựa, tất cả các động vật có vú khác chỉ có duy nhất một bộ răng. Riêng loài người thì răng trưởng thành chỉ bắt đầu mọc khi hàm của trẻ đủ lớn và xương của trẻ bắt đầu phát triển cứng cáp.
Răng sữa có bị sâu không?
Có chứ, theo chuyên gia răng hàm mặt thì “lớp men trên răng sữa rất mỏng nên răng rất dễ bị sâu. Do đó trẻ cần phải đánh răng thường xuyên và có chế độ ăn uốnglành mạnh, nhất là không nên ăn quá nhiều đường.
Nhận biết sâu răng sữa bằng cách nào?
Thật không may là sâu răng sữa không dễ nhận biết chút nào.Đó có thể là hiện tượng buốt răng khi uống nước lạnh hoặc nước nóng nhưng thường thì răng sữa không đau nhiều. Chỉ có nha sỹ mới biết là răng của bé có bị sâu hay không do đó nên đi gặp bác sỹ sớm. Nếu răng bị sâu nặng, bác sỹ có thể yêu cầu bé nhổ răng. Thật ra thì nhổ răng sữa không đau nhiều bằng nhổ răng trưởng thành nhưng nếu trẻ không được chuẩn bị về tâm lý, trẻ có thể sẽ bị ám ảnh.
Những biểu hiện đau khi bé mọc răng?
Ai đã từng mọc răng đều biết đây là một trải nghiệm không mấy dễ dàng.Khi trẻ bị đau và sốt nhẹ, coi chừng đó là do dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng. Khi đó, nướu của trẻ sẽ sưng phồng lên và bạn thấy phần đầu trắng của răng bắt đầu nhô lên khỏi nướu. Trẻ sẽ bắt đầu có những hiện tượng sau:
- Thân nhiệt cao hơn bình thường một chút
- Có hiện tượng nhỏ dãi
- Có vết đỏ trên má hoặc mông
- Có hiện tượng tiêu chảy
- Trẻ có vẻ cáu kỉnh
Cách giảm đau khi bé mọc răng?
Khi mọc răng, trẻ thường bị sưng nướu và sốt nhẹ. Trong trường hợp đó, bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau có chứa paracetamol hoặc mát xa răng bằng Bonjela để giảm đau cho nướu. Bonjela có chứa chất làm mát sẽ giúp nướu đỡ bị sưng tấy và giảm đau.
Theo Dinh Dưỡng