Cấu tạo của răn gồm ba phần: lớp men răng, lớp ngà và tủy răng. Khi lớp men răng bị mài mòn làm lộ lớp ngà răng dẫn tới ngà răng phải tiếp xúc trực tiếp với các “kích thích tố” như lạnh, nóng, chua, ngọt và cũng phải chịu áp lực nhiều nhất mỗi khi nghiền nát thức ăn. Chính từ đây, các cảm giác như đau, ê, buốt… được phát đi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.
Răng Nhạy Cảm (hay còn gọi là răng ê buốt)
Các răng nhạy cảm không phải lúc nào cũng bị đau, mà có lúc đau lúc không. Nếu bị đau răng thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề trầm trọng hơn. Một điều quan trọng là phải cho nha sĩ biết các triệu chứng này để xác định được nguyên nhân và cách điều trị đúng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bạn trở nên nhạy cảm, phản ứng đau trước những kích thích chua, ngọt, nóng, lạnh, hay va chạm kể trên. Đó là do thói quen ăn uống các thức ăn có nhiều acid như canh chua, các món lẩu, uống nước nước ngọt có ga…khiến men răng bị mài mòn theo thời gian. Ngoài ra tật nghiến răng khi ngủ hoặc dùng bản chải quá cứng và chải răng không đúng cách làm mòn men răng.
Trên thế giới vấn đề răng nhạy cảm hết sức được coi trọng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Đây không được gọi là một bệnh lý nhưng về lâu dài là tác nhân gây ra những căn bệnh về răng miệng khác. Trên hết nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vì cảm giác ê buốt răng khiến chúng ta phải e dè hoặc từ bỏ các thói quen ăn uống yêu thích.
Theo sức khỏe đời sống